Hoàn cảnh Cuộc_tấn_công_Ba_Lan_(1939)

Quan hệ Đức-Ba Lan

Ngày 30 tháng 1 năm 1933, Adolf HitlerĐảng Quốc xã lên nắm quyền tại nước Đức. Nước Đức dần trở thành một lò lửa chiến tranh ở Châu Âu. Trong Mein Kampf, Adolf Hitler đã đề ra nhiều kế hoạch lớn sau khi nắm quyền trong đó có việc mở rộng "Lebensraum" (Không gian sống) bằng cách bành trướng về phía đông nước Đức, mà cụ thể sẽ là Ba LanLiên Xô[12].

Khi Hitler đoạt quyền lực ở Đức vào năm 1933, chính Thủ tướng Ba Lan Pilsudski đã chủ trương liên minh với Pháp để chống lại Đức, thế nhưng Pháp lại tỏ ra thờ ơ [13]. Sự từ chối hợp tác của Pháp có thể coi là một trong những lí do khiến Ba Lan quyết định đàm phán với người Đức [14][15][16][17][18] Lo lắng về căng thẳng gia tăng giữa Đức quốc xã và Liên Xô cũng như lo sợ trở nên quá phụ thuộc vào các cường quốc châu Âu khác như Pháp, thủ tướng Ba Lan là Pilsudski đã quyết định cân bằng mối quan hệ với Liên Xô và Đức. Từ ngày 25 tháng 7 năm 1932, Ba Lan đã ký một hiệp ước không xâm phạm với Liên Xô. Ngày 26 tháng 1 năm 1934, Ba Lan cũng đã ký một Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau với Đức [19] [20] Ba Lan đã trở thành quốc gia đầu tiên thành lập liên minh với Đức Quốc xã[21].

Quan hệ của Ba Lan với Đức và Liên Xô trong nhiệm kỳ của Pilsudski là khá trung lập[20]. Hitler đã liên tục đề nghị một liên minh Đức-Ba Lan chống lại Liên Xô, nhưng Piłsudski đã từ chối [22]. Ngay trước khi qua đời, Piłsudski đã căn dặn Józef Beck tiếp tục duy trì quan hệ trung lập với Đức [20]. Nhưng sau cái chết của Jozef Pilsudski, Ba Lan được lãnh đạo bởi một số sĩ quan từ Quân đoàn Ba Lan đã chiến đấu chống lại Nga trong Thế chiến thứ nhất, do vậy chính sách của Ba Lan dần chuyển sang thân thiện với Đức Quốc xã và đối đầu với Liên Xô.

Thủ tướng Ba Lan Józef Piłsudski, Bộ trưởng tuyên truyền Đức Joseph Goebbels gặp nhau ở Warsaw ngày 15 tháng 6 năm 1934, 5 tháng sau khi Ba Lan và Đức ký Hiệp ước

Năm 1938, sau Hiệp ước Munich ký với Anh-Pháp, Đức đem quân tiêu diệt Tiệp Khắc. Trước tình hình đó, Ba Lan đã đem quân xâm chiếm vùng Teschen của Tiệp Khắc, vùng lãnh thổ mà họ đã có tranh chấp với Tiệp Khắc năm 1919 nhằm không để cho vùng đất này rơi vào tay người Đức. Đây là vùng lãnh thổ có đông người Ba Lan sinh sống, và những người địa phương gốc Ba Lan đã hoan nghênh sự chiếm đóng này[23]. Ba Lan đã chiếm của Tiệp Khắc gần 1.700 kilômét vuông chung quanh Teschen với 228.000 dân, trong số này có 133.000 người Séc. Đức chấp thuận để Ba Lan chiếm vùng Teschen, khiến nhiều người Tiệp Khắc về sau đã căn cứ vào sự việc này để cáo buộc chính phủ Ba Lan đã đồng lõa với quân xâm lược Đức Quốc xã, ngược lại chính phủ Ba Lan đã liên tục phủ nhận điều này.[24].

Tuy nhiên ngay sau đó, mối quan hệ giữa Đức và Ba Lan ngày càng xấu đi nhất là sau khi sức mạnh quân sự của Đức Quốc xã ngày càng gia tăng. Đức muốn thiết lập một đường biên giới mới với Ba Lan nhằm đưa vùng Đông Phổ bị tách rời khỏi nước Đức bởi "Hành lang Ba Lan" trở lại, ngoài ra còn muốn giành quyền kiểm soát thành phố Danzig. Danzig là vùng đất của Đế quốc Đức trước Chiến tranh thế giới thứ nhất nhưng do Đế quốc Đức thua trận và tan rã nên vùng này thuộc quyền quản lý của Hội quốc Liên. Tuy nhiên, từ đầu thập niên 1930, các cuộc tranh chấp và xô xát diễn ra ngày càng thường xuyên giữa người Đức và người Ba Lan sống tại đây.

Bản đồ quy định vùng ảnh hưởng của Đức Quốc xãLiên Xô trong nghị định thư bí mật của Hiệp ước Xô-Đức

Năm 1938, Đức ngày càng đưa ra cho Ba Lan nhiều yêu sách về vùng Danzig trong đó có việc xây dựng một tuyến đường sắt nối Đông Phổ và phần còn lại của nước Đức, băng ngang qua hành lang Ba Lan. Nhưng chính phủ Ba Lan đã kiên quyết từ chối các yêu sách này vì không tin tưởng vào Đức Quốc xã cũng như lo sợ sẽ chịu chung số phận với Tiệp Khắc[25]. Tuy nhiên, chính phủ Ba Lan biết rằng không thể đơn phương chống lại Đức nên đã cầu viện đến sự giúp đỡ của Anh và Pháp. Anh và Pháp vào thời điểm đó vẫn tiếp tục đeo đuổi chính sách thoả thiệp với Đức nhằm tránh một cuộc chiến tranh mới có thể xảy ra. Nhưng trước sức ép chính trị dữ dội cộng với những lo sợ trước sự bành trướng của Đức nên lãnh đạo của hai nước này đã quyết định cô lập Đức bằng cách tạo ra một khối liên minh với các nước ở Đông Âu như Ba Lan, Latvia, Estonia, România. Ngày 31 tháng 3 năm 1939, Thủ tướng Anh Neville Chamberlain ra tuyên bố về sự đảm bảo của cả Anh và Pháp đối với nền độc lập Ba Lan.

Mật lệnh tấn công Ba Lan do Hitler đưa ra ngày 31 tháng 8 năm 1939

Hành động này của nước Anh đã khiến Hitler vô cùng giận dữ và mối quan hệ thân thiện giữa Đức và Ba Lan chính thức kết thúc vào ngày 28 tháng 4 năm 1939 khi Đức tuyên bố xoá bỏ hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau đã được ký vào năm 1934. Ngoài ra, các điều khoản trong Hiệp ước Hải quân London năm 1935 với Anh cũng theo đó mà tan vỡ.

Ngày 10 tháng 5, hiệp định tương trợ Pháp-Ba Lan được ký kết. Sau đó, ngày 25 tháng 8, hiệp định tương trợ lẫn nhau giữa Anh và Ba Lan ra đời. Cuộc đàm phán an ninh giữa Anh-Pháp với Liên Xô nhằm đối phó với Đức bị trì hoãn và kéo dài mà không thu được kết quả do sự nghi kỵ lẫn nhau giữa các bên, đặc biệt là thái độ lừng chừng của Anh. Trong khi đó, Đức rốt ráo tìm kiếm một hiệp ước bất tương xâm với Liên Xô. Kết quả Hiệp ước Xô-Đức được ký kết ngày 23 tháng 8 tại Moskva, trong đó Liên Xô chấp nhận đóng vai trò trung lập trong cuộc xung đột Đức-Ba Lan đổi lại những quyền lợi ở Đông Âu và vùng Baltic (bao gồm việc thu hồi vùng Tây Belarus, tây Ucraina và xác định ảnh hưởng của Nga ở Phần Lan, Estonia, Litva, Latvia, Bessarabia)

Ngày 29 tháng 8, tối hậu thư của Đức được giao cho Ba Lan với yêu sách đòi Danzig trở lại và xoá bỏ "hành lang Ba Lan". Chính phủ Ba Lan đã thẳng thừng từ chối.

Ngày 30 tháng 8, Hải quân Ba Lan tiến hành Chiến dịch Peking, di tản hạm đội của mình đến Anh để tránh bị hải quân Đức bao vây phong tỏa. Cùng ngày, Thống chế Ba Lan Edward Rydz-Śmigły ra lệnh tổng động viên quân đội. Tuy nhiên, dưới sức ép của Pháp vốn vẫn hy vọng vào một giải pháp ngoại giao, ông phải thu hồi lệnh trên, không biết rằng Đức đã hoàn thành tổng động viên và tập trung quân để đánh vào Ba Lan. Đêm 31 tháng 8, quân Đức dàn cảnh "sự kiện Gleiwitz" theo đó "quân Ba Lan" tấn công vào trạm phát thanh tại thành phố biên giới Gleiwitz thuộc Thượng Silesia.

Ngày 31 tháng 8, Hitler ra mật lệnh tấn công vào rạng sáng ngày 1 tháng 9. 4 giờ 45 phút sáng ngày 1 tháng 9, Đức chính thức tấn công Ba Lan, mở màn cuộc tấn công. Vì lệnh hoãn tổng động viên khi trước, Ba Lan chỉ có thể tập trung được 70% lực lượng dự kiến, và nhiều đơn vị của họ vẫn còn đang trên đường di chuyển hay còn đang tập kết tại các vị trí tiền tiêu định sẵn.

Quan hệ Liên Xô - Ba Lan

Các lãnh thổ mà Ba Lan chiếm của Nga năm 1921 được tô màu hồng. Đường màu xanh lá là đường Curzon, đường biên giới trước đó giữa Nga và Ba Lan

Quan hệ giữa Ba Lan và Nga vô cùng xấu kể từ khi Ba Lan giành độc lập. Với sự sụp đổ của Đế chế NgaĐế chế Đức trong Thế chiến 1, hầu như tất cả các nước nhỏ ở Đông Âu đã phát động chiến tranh để tranh giành nhau lãnh thổ: Romania đánh nhau với Hungary để giành Transylvania, Nam Tư đánh nhau với Ý để giành Rijeka, Ba Lan đánh nhau với Tiệp Khắc để giành Cieszyn Silesia, đánh với Đức để chiếm Poznań và Đông Galicia. Không chỉ đánh nhau với Tiệp Khắc và Đức để giành lãnh thổ, Ba Lan còn muốn đánh nhau với nước Nga. Chính phủ Ba Lan muốn tái lập lãnh thổ mà Đế chế Ba Lan thời cực thịnh từng có vào thế kỷ 16, khi đó Ba Lan đã đánh chiếm và đô hộ các vùng đất Bạch NgaTiểu Nga (nay là BelarusUkraina). Được sự hậu thuẫn của Anh, Pháp, Hoa Kỳ (về sau có cả Đức) trong mục đích tiêu diệt nước Nga Xô viết, Chính quyền Ba Lan сho rằng thời gian lộn xộn do nội chiến ở Nga là cơ hội lý tưởng để đánh chiếm Belarus và Ukraina. Trong khi đó, Lenin có mong muốn truyền bá chủ nghĩa cộng sản tới Tây Âu, và Ba Lan là một chướng ngại mà nước Nga Xô viết sẽ phải vượt qua để cung cấp hỗ trợ cho phong trào cộng sản ở Tây Âu. Lenin cũng muốn giành lại quyền kiểm soát các vùng lãnh thổ mà Nga bị mất vào tay Đức trong Hiệp ước Brest-Litovsk tháng 3 năm 1918.

Tháng 3 năm 1919, quân Ba Lan phát động tấn công vào lãnh thổ Nga trong Trận Bereza Kartuska (1919) và vượt sông Neman. Sau 1 năm chiến tranh, Hồng quân phản công và áp sát thành phố Warsawa. Trong trận Warsawa, quân đội Ba Lan dưới sự chỉ huy của Józef Piłsudski đã phản công và giành được thắng lợi. Chiến thắng của Ba Lan trong cuộc chiến này đã ngăn chặn phong trào cộng sản lan rộng ở các nước Tây Âu, còn trận chiến Warsawa được nhà ngoại giao Anh Edgar Vincent cho là một trong những trận chiến có tầm quan trọng lớn nhất trong lịch sử[26] Sau trận Warsawa, quân Ba Lan đã tiến hành truy kích, đẩy lùi quân Nga ra khỏi lãnh thổ và chiếm được một vùng đất rộng lớn ở phía đông của Đường Curzon (biên giới giữa 2 nước trước chiến tranh), bao gồm thành phố Vilnius, Đông Galicia (1919) bao gồm thành phố Lwów, cũng như hầu hết khu vực Volhynia. Tổng cộng, Ba Lan đã chiếm được gần 135.000 km2 lãnh thổ, lấn sâu khoảng 250 km về phía đông của đường Curzon[27][28].

Do sống trong vùng lãnh thổ bị Ba Lan đánh chiếm, đã có khoảng 6 triệu người dân BelarusiaUkraina (thuộc dân tộc Nga) phải chịu sự chiếm đóng của Ba Lan. Việc chính phủ Ba Lan thi hành chính sách đồng hóa người Belarusia và Ukraina đã thúc đẩy sự phát triển của các tổ chức dân tộc chủ nghĩa Ucraina chuyên đấu tranh chống lại sự chiếm đóng của Ba Lan[29][30]

Khi Hitler nắm quyền lực ở Đức vào năm 1933, chính Thủ tướng Ba Lan Pilsudski đã chủ trương liên minh với Pháp để chống lại Đức, thế nhưng Pháp lại tỏ ra thờ ơ[13]. Sự từ chối hợp tác của Pháp có thể coi là một trong những lí do khiến Ba Lan quyết định đàm phán với người Đức[14][15][16][17][18] Lo lắng về căng thẳng gia tăng giữa Đức quốc xã và Liên Xô cũng như lo sợ trở nên quá phụ thuộc vào các cường quốc châu Âu khác như Pháp, thủ tướng Ba Lan là Pilsudski đã quyết định cân bằng mối quan hệ với cả Liên Xô và Đức Quốc xã. Vào ngày 25 tháng 7 năm 1932, Ba Lan đã ký một hiệp ước không xâm phạm với Liên Xô. Đến ngày 26 tháng 1 năm 1934, Ba Lan và Đức đã ký Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau [19][20] Vậy là Ba Lan đã trở thành quốc gia đầu tiên liên minh với Đức Quốc xã[21] Bản Hiệp ước Đức-Ba Lan năm 1934 được coi là một ví dụ về sự thiếu suy tính, kém nhạy bén do ảnh hưởng bởi bệnh tật (ung thư và xơ vữa động mạch) của Thủ tướng Ba Lan Józef Piłsudski, đã góp phần mở đường cho những bước đi tiếp theo của Hitler[31]

Quan hệ của Ba Lan với Đức và Liên Xô trong nhiệm kỳ của Pilsudski là khá trung lập [20]. Hitler đã liên tục đề nghị một liên minh Đức-Ba Lan chống lại Liên Xô, nhưng Piłsudski đã từ chối[22]. Ngay trước khi qua đời, Piłsudski đã căn dặn Józef Beck tiếp tục duy trì quan hệ trung lập với Đức[20].

Sau cái chết của thủ tướng Ba Lan là Jozef Pilsudski, Ba Lan được lãnh đạo bởi một số sĩ quan từ Quân đoàn Ba Lan đã chiến đấu chống lại Nga trong Thế chiến thứ nhất, do vậy chính sách của Ba Lan dần chuyển sang thân thiện với Đức và đối đầu với Liên Xô. Đồng thời, Ba Lan cũng ngăn cản những nỗ lực của Pháp và Tiệp Khắc để đưa Liên Xô vào một mặt trận chung chống lại nước Đức phát xít, thậm chí Ba Lan còn nuôi ý định sẽ tiếp tục tấn công Liên Xô, chiếm trọn cả Belarus và Ucraina để vươn lên thành cường quốc châu Âu. Phía Liên Xô thì luôn nung nấu ý định thu hồi lại những đất đai mà Ba Lan đã chiếm của họ.[32].

Giáo sư Michael Jabara Carley của Đại học Montreal (Canada) cho rằng: “Trong thập niên 1930, Ba Lan đóng vai trò của kẻ phá bĩnh. Đó là một chính thể cực hữu rất giống kiểu độc tài, bài Do Thái và có cảm tình với chủ nghĩa phát xít. Năm 1934, khi Liên Xô cảnh báo về Hitler, Ba Lan đã ký ngay một hiệp ước không xâm lược lẫn nhau với Đức ở Berlin. Vậy ai đâm sau lưng ai? Trong khi kết tội phía Liên Xô đưa quân vào "lãnh thổ của Ba Lan", một số sử gia phương Tây bắt đầu mắc chứng “mất trí nhớ”, và quên rằng chính các lãnh thổ này - Tây UkraineTây Belarus - đã bị Ba Lan chiếm của Nga trong cuộc Chiến tranh Nga-Ba Lan từ năm 1919-1921. Cuộc chiến này do Ba Lan đơn phương phát động để chống lại nước Nga Xô viết - lúc đó đã tan hoang vì nội chiến”. Ông nhấn mạnh: "Cho đến năm 1939, Ba Lan đã làm tất cả những gì có thể để phá hoại các nỗ lực của Liên Xô trong việc xây dựng một liên minh chống chủ nghĩa Quốc xã, dựa trên liên minh chống Đức từ thời Thế chiến thứ 1, bao gồm Pháp, Anh, Italy và vào năm 1917 cả Mỹ... Trong các năm 1934-1935, khi Liên Xô tìm kiếm một hiệp ước tương trợ với Pháp thì Ba Lan lại cố công cản trở điều này"[33].

Cuối thập niên 1930, Liên Xô đã cố tạo một liên minh chống Đức với Anh quốc, PhápBa Lan.[h] Tuy nhiên các cuộc thương thảo lại tỏ ra khó khăn. Liên Xô đòi hỏi một phạm vi ảnh hưởng trải dài từ Phần Lan đến România và đã đòi hỏi hỗ trợ quân sự để chống lại không chỉ bất cứ ai tấn công họ một cách trực tiếp mà còn cả các quốc gia nằm trong phạm vi ảnh hưởng theo đề xuất của họ,[34] đây là những điều kiện mà Anh và Pháp không thể chấp nhận. Liên Xô cũng yêu cầu quyền đi vào Ba Lan, România và các Quốc gia Baltic khi nào họ cảm thấy an ninh của mình bị đe dọa bởi Đức. Chính phủ các nước trên đã phản đối các đề nghị này của Liên Xô bởi vì, như Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Józef Beck đã nói, họ sợ rằng một khi Hồng quân đã tiến vào lãnh thổ của họ thì đoàn quân này sẽ không chịu rút đi.[9] Sau khi Ba Lan từ chối việc hợp tác với Liên Xô nhằm thành lập liên minh chống Đức, việc 2 nước có xung đột quân sự là khó tránh khỏi. Người miền tây Ukraina và tây Belarus (khi đó nằm dưới sự kiểm soát của Chính phủ Ba Lan), bao gồm chủ yếu là người gốc Nga, thì luôn mong chờ cuộc tấn công của Hồng quân để giúp họ thoát khỏi sự chiếm đóng của Ba Lan và trở về với "Đất mẹ Nga".

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cuộc_tấn_công_Ba_Lan_(1939) http://www.vb.by/article.php?topic=36&article=1420... http://www.warmuseum.ca/cwm/newspapers/operations/... http://www.britannica.com/eb/article-5721 http://www.feldgrau.com/stats.html http://books.google.com/books?id=c9uvdT3GRLoC&pg=P... http://books.google.com/books?vid=ISBN0801864933&i... http://books.google.com/books?visbn=0714647837&id=... http://www.historychannel.com/speeches/archive/spe... http://www.historychannel.com/speeches/archive/spe... http://niehorster.orbat.com/011_germany/__ge_index...